PHỤ NỮ VÙNG CAO - BÌNH ĐẲNG
- lphuonglinh1509
- Mar 12, 2022
- 5 min read
Tác giả: Mỹ Anh
Bài viết này được thực hiện bởi một bạn đã gửi về cho WAC vì còn là học sinh và bài viết tham khảo nhiều tờ báo, thông tin khác nhau. Nếu có gì sai sót, các bạn hãy liên hệ với chúng mình để WAC kịp thời sửa lỗi! Xin cảm ơn
Cuộc sống của các trẻ em gái và phụ nữ vùng cao có cuộc sống rất thiệt thòi, phải gánh chịu nhiều khó khăn từ bé, phải chịu đựng cảnh bất bình đẳng. Ngay từ khi còn bé, đáng lẽ ra phải có một tuổi thơ hồn nhiên, vui vẻ thế nhưng, tuổi thơ của các trẻ em gái vùng cao lại rất khó khăn và thiệt thòi. Đến khi lớn, cũng phải chịu những cảnh bất bình đẳng oan ức

Ngay từ bé, các bé gái đã phải mưu sinh, nhiều đứa trẻ mồ côi cha mẹ phải cố gắng nương tựa vào nhau mà sống.Nhưng cũng thật may mắn khi đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều câu chuyện bình đẳng ở vùng cao, thay đổi hoàn toàn các ý kiến cổ hủ.
Phụ nữ vùng cao cùng chồng phát triển kinh tế từ cây quế
Chị Hà lớn lên và sinh ra tại vùng cao Bắc Hà, khi lấy chồng chị chuyển sang ở với gia đình chồng , làm những công việc mà chị nghĩ rằng phụ nữ nào cũng phải làm như thế. Chị phải trông con, chăm sóc gia đình đôi bên, lo toan tất cả mọi việc trong nhà. Chị cũng đã từng nói,phụ nữ chúng tôi không bao giờ đủ can đảm đứng trước đám đông để phát biểu. Nếu được gọi thì đứng lên tim đập, chân run, nói không nên lời. Khi tham gia những dự án về tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, khái niệm về bình đẳng được lồng ghép một cách khéo léo qua các dự án. Bình đẳng là biết chia sẻ, thấu hiểu, được quyền đóng góp ý kiến, cùng nhau quyết định những việc lớn, nhỏ trong gia đình… Từ khi cùng nhau chia sẻ công việc như vậy sẽ khiến việc bình đẳng trở nên dễ tiếp cận hơn

Khi nhắc về gia đình mình, chị Nông Thị Hằng, thôn Na Hối Tày, xã Na Hối (Bắc Hà) không giấu được hạnh phúc. Chị Hằng chỉ lên mặt mình và nói: Vì tham gia câu lạc bộ văn nghệ nên nhiều khi phải trang điểm cho đẹp, tôi đã quyết định xăm môi, xăm mày. Trước đây, phụ nữ chỉ làm ruộng, ở nhà, nấu cơm cho chồng con nên không được làm đẹp. Với gia đình tôi, bình đẳng giới đơn giản lắm, tôi được chồng chia sẻ việc nhà, được làm đẹp, được tham gia hoạt động xã hội. Chồng tôi cũng là người tâm lý và thương vợ, ngược lại tôi cũng vậy, vợ chồng có thể tự tin thể hiện tình cảm với nhau

Theo luật, bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Còn ở vùng cao, với câu hỏi tương tự, chúng tôi được nghe những khái niệm mới về bình đẳng giới lạ đến vô cùng nhưng cũng đúng đến vô cùng. Đó là câu chuyện về hành trình “phá kén” của những người phụ nữ trong hành trình đi tìm sự bình đẳng từ những điều giản đơn nhất.
( nguồn báo tham khảo: https://baolaocai.vn/bai-viet/352777-phu-nu-vung-cao-va-cau-chuyen-quyen-binh-dang)
Ngoài ra, phụ nữ vùng cao Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều các thành tựu nổi bật
‘’Việt Nam đã xây dựng khuôn khổ pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ khá tiến bộ, bao gồm các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS.
Luật Bình đẳng giới (2006), Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, các chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 đều có quy định nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS.
Bên cạnh đó, một số chính sách đặc thù cho vùng DTTS như: Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025, Đề án Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018-2025; Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được đưa ra.
Gần đây nhất, ngày 14/10/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025.
Phân tích số liệu tách biệt giới tính trong giai đoạn 2015-2019 trong Báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” và “Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong vùng DTTS ở Việt Nam" do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học-Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), Vụ DTTS (Ủy ban Dân tộc) và Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam công bố mới đây, cũng đã cho thấy những thành tựu nổi bật về bình đẳng giới trong các vùng DTTS và miền núi ở Việt Nam.
Có thể kể đến như: Tỷ lệ tảo hôn của người DTTS đã giảm 4,7%; tỷ lệ hộ gia đình DTTS có kết nối internet (wifi, cáp hoặc 3G) tăng 9,4 lần, từ 6,5% năm 2015 lên 61,3% năm 2019; thu nhập bình quân một nhân khẩu/tháng của người DTTS năm 2018 đã tăng mạnh 1,8 lần so với năm 2014 và thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình DTTS có chủ hộ là nữ luôn cao hơn so với chủ hộ là nam.
Tỷ lệ đi học đúng tuổi của trẻ em DTTS tăng 15,2% trong giai đoạn 2015 và 2019; tỷ lệ người DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% trong đó không có sự khác biệt giữa nam và nữ’’
(Nguồn báo tham khảo: http://www.cema.gov.vn/tin-tuc/tin-tuc-su-kien/kinh-te-xa-hoi/binh-dang-gioi-cho-phu-nu-dan-toc-thieu-so-nhieu-thanh-tuu-nhung-lam-thach-thuc.htm)

Dù cho thực trạng có rất nhiều các thành tựu cũng như câu chuyện bình đẳng khác nhau tuy nhiên ta vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công việc giúp cho phụ nữ vùng cao bình đẳng hơn!
Kommentare